CÂY CÀ PHÊ TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?

cây cà phê

Khi hỏi “Cà phê bắt nguồn từ đâu?” chắc mọi người đều sẽ nhắc đến truyền thuyết của Ethiopia. Nơi có một người chăn dê Kaldi lần đầu ăn quả mọng từ một cái cây kỳ dị, khiến anh có cảm giác bồn chồn, tỉnh táo khó tả. Từ đó, cà phê được lan toả mạnh mẽ và trở thành mặt hàng nông nghiệp quan trọng trên thế giới. Hôm nay hãy cùng Caphe8 khám phá sâu bên trong một cây cà phê sẽ trông như thế nào nhé!

Tìm hiểu về cây cà phê

Cà phê được trồng ở đâu?

Cà phê đã rất quen thuộc với mọi người. Nhưng liệu bạn có biết, cà phê cũng kén chọn và không phải nơi nào cũng có thể trồng được. Chúng chỉ ưa những nơi có thời tiết mát mẻ quanh năm, lượng mưa dồi dào, nắng dịu của khí hậu nhiệt đới. Và những vùng đất có điều kiện khí hậu như vậy để chiều chuộng cây cà phê thì thường nằm ở vùng vành đai xích đạo. Người ta ví đó là khu vực vành đai cà phê (The Bean Belt).

vành đai cà phê
Các quốc gia nằm trong Vành đai cà phê

Nằm trong khu vực vành đai cà phê có hơn 75 quốc gia đạt điều kiện để trồng chúng. Với sự đa dạng của từng vùng đất, điều kiện tự nhiên…. đã tạo nên những mùi vị cà phê rất đặc trưng. Các quốc gia này nằm rải rác ở các khu vực:

  • Châu Mỹ
  • Châu Phi
  • Châu Á

Cây cà phê trông như nào?

1.Nguồn gốc

Thường mọi người thưởng thức cà phê sẽ biết hạt cà phê hình dạng ra sao. Nhưng không phải ai cũng biết đến hình dáng của một cây cà phê. Cà phê có nguồn gốc từ một giống cây tên là Coffea. Trong giống Coffea có hơn 500 giống nhỏ hơn ứng với 6000 loài cây nhiệt đới. Theo nghiên cứu, ước tính có từ 25 đến 120 loài cà phê được canh tác hiện này thuộc giống Coffea.

coffea
Coffea – Chi cà phê

Còn Coffea thì được phát hiện vào thế kỷ 18 từ nhà thực vật học người Thuỵ Điển, Carolus Linneaus. Thời gian đầu, các nhà thực vật học đã không đồng ý với cách gọi coffea là tên khoa học của giống thực vật cà phê. Bởi cây cà phê thật sự rất đa dạng. Chúng có thể bắt nguồn từ nhiều thực vật khác nhau, từ những cây bụi nhỏ cho đến những cây cao. Kèm theo đó, những chiếc lá của chúng cũng có kích thước khác nhau; khoảng 1 đến 16 inch, màu sắc từ tím đến vàng, xanh.

2.Quá trình phát triển

Hiện nay, cây cà phê thường thấy sẽ có các cành được bao phủ bởi những chiếc lá màu xanh đậm, mọc thành từng cặp. Những chiếc lá này vô cùng quang trọng vì là nơi diễn ra quá trình quang hợp; chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học cho cây. Điều này sẽ giúp cho quả của cây cà phê thơm ngon hơn.

Những cành cây sẽ là nơi quả cà phê mọc lên. Sau khoảng 3 – 5 năm sinh trưởng từ lúc bắt đầu trồng, cây sẽ ra hoa. Hoa cà phê có màu trắng nhỏ, có mùi thơm thoang thoảng như hoa lài, mọc từng chùm ở những nơi lá và cành gặp nhau. Những bông hoa này chứa tế bào sinh dục, giúp cây sinh sản theo thời gian. Khoảng 6 tuần sau khi thụ phấn, quả sẽ phát triển ở nơi hoa nở. Từng ngày từng ngày quả sẽ chuyển từ màu xanh lá sang màu đỏ, cam, vàng hoặc hồng; tuỳ thuộc vào giống cà phê.

hoa cây cà phê
Hoa cà phê mùa nở rộ, thường sẽ xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4, sau khi cà phê mùa trước được thu hái xong
“Cà phê có tuổi thọ cao và phát triển rất mạnh mẽ”

Cà phê là một loại cây bụi, được cắt tỉa một năm một lần để giữ cho chúng không phát triển quá cao. Hầu hết người nông dân sẽ ước chừng cắt tỉa và duy trì cà phê ở độ cao từ 1,5 mét đến 2 mét. Bạn đừng hiểu nhầm rằng, cà phê càng to càng cao, sẽ cho ra nhiều hạt giúp năng suất cao hơn nhé! Với độ cao tầm 1,5 đến 2 mét như vậy, người nông dân sẽ dễ dàng thu hoạch. Cà phê tránh được nhiều ánh nắng trực tiếp sẽ tác động tiêu cực cho sự phát triển của cây. Có như vậy, hạt cà phê mới chất lượng và thơm ngon. Còn nếu cứ thả cho cây cà phê phát triển, thì có thể cao tới 9 mét lận đấy.

độ cao lý tưởng của cây cà phê
Độ cao từ 1,5 – 2m là phù hợp để chăm sóc và đảm bảo chất lượng cây cà phê

Nói chung, cà phê sẽ sống được từ 30 đến 40 năm, một số cây có tuổi thọ lên đến 100 năm. Nhưng để đạt năng suất cao thì cây chỉ tầm độ tuổi từ 7 đến 20 năm. Sản lượng trung bình của một cây cà phê sẽ khoảng 20kg nhân tươi. Tuỳ vào việc chăm sóc thích hợp, giống cây,… thì có thể tang sản lượng nhiều hơn.

Một vài thú vị khác về cây cà phê:
  • Sự phát triển của cây cà phê và hương vị của hạt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ khí hậu, độ cao, loại đất, giống…
  • Một nông dân có thể hái được từ 45 – 90kg quả cà phê mỗi ngày (Tương ứng từ 2 – 5 cây cà phê)
  • Quả cà phê không chin cùng một lúc (điều này thật cực cho các bác nông dân). Cần một vài lần thu hoạch để có thể hái quả cà phê ở độ chin cao nhất.
  • Thời gian trung bình từ khi cây cà phê ra hoa cho đến khi thu hoạch là khoảng 9 tháng
  • Ong cũng rất thích cà phê. Chúng ăn mật của những bông hoa trắng và thích caffeine như chúng ta vậy.

Các giống cây cà phê

Có 2 loại cà phê chính trên thế giới thường tiêu thụ đó là Arabica và Robusta. Trong họ cà phê Arabica có 100 loại khác nhau, trong khi đó Robusta thì chỉ có một vài loại.

so sánh giống arabica và robusta
Sự khác nhau giữa giống Arabica và Robusta

Arabica

Phần lớn cà phê được tiêu thụ trên thế giới là giống Arabica vì nó tạo ra hương vị ngon hơn, có phần thanh nhẹ. Giống Arabica đầu tiên được phát hiện ở Ethiopia – nơi có một nửa sản lượng cà phê trên thế giới. Arabica được biết đến với hương vị và mùi thơm chất lượng cao, nhiều tầng hương và độ ngọt cao. Chúng cũng có hàm lượng caffeine ít hơn Robusta nên dễ chiều lòng nhiều vị khách.

Các giống cây Arabica cũng mang lại giá trị cao nhất, thường được trồng ở vị trí cao, nhiệt độ phải mát mẻ – lí tưởng nhất là từ 15 – 25oC. Tuy nhiên, canh tác loại giống này khá tốn kém vì địa hình lý tưởng để trồng chúng sẽ thường là núi dốc. Chúng có sức sống tốt nhưng nếu nhiều sương muối cũng sẽ bị chết. Đặc biệt là Arabica dễ bị sâu bệnh hơn Robusta nên cần phải theo dõi thường xuyên và chăm sóc cẩn thận.

Robusta

Hạt cà phê giống Robusta thường nhỏ và ít ngọt hơn so với Arabica. Chúng thời có nhiều mùi đất, đắng và lượng caffeine nhiều hơn. Sản lượng Robusta hiện nay trên thế giới chiếm tần 40% và đang tang dần theo từng năm. Cây cà phê Robusta có sức sống rất mạnh, khả năng kháng bệnh và ký sinh trùng tốt. Thế nên việc trồng trọt và chăm sóc chúng rất dễ dàng, chí phí cũng rẻ hơn nhiều. Giống cây này có thể chịu được khí hậu ấm hơn từ 25 đến 30 oC nên có thể trồng ở nơi có độ cao thấp hơn Arabica. Bởi vì dễ trồng nên giá thành của Robusta cũng rẻ hơn. Vì có mức giá thấp nên người ta thường sử dụng chúng với các sản phẩm thương mại, như cà phê hoà tan.

Giải phẫu một hạt cà phê

Bên trong mỗi quả cà phê tươi, sẽ ó 2 hạt. Những hạt này được bọc một số lớp bảo vệ, cần phải loại bỏ cẩn thận trước khi rang.

cấu tạo hạt của cây cà phê
Cấu tạo của một hạt cà phê
  • Lớp vỏ quả (Outer Skin): Có màu xanh lục và từ từ chuyển màu khi quả chin (Đỏ, cam, hồng…)
  • Lớp cùi bên dưới lớp vỏ: Chất nhầy là lớp bên trong của cùi, dưới lớp màng nhầy còn có một lớp pectin. Những lớp này có chứa nhiều đường, sẽ rất quan trọng trong quá trình lên men cà phê
  • Lớp vỏ thịt (Pulp or Mucilage): Là các mô cứng gắn liền với vỏ quả
  • Lớp vỏ trấu (Parchment): Lớp ngoài cùng của phần hạt, tiếp xúc trức tiếp với phần vỏ quả. Trong quá trình phát triển, lớp này sẽ cứng dần để hạn chế kích thước cuối cùng của hạt cà phê
  • Lớp vỏ lụa (Silver skin): Khi phơi khô sẽ có màu trắng bạc. Lớp vỏ lụa rất mỏng, sẽ tự huỵ trong quá trình rang cà phê
  • Nhân cà phê: Tích luỹ các chất dinh dưỡng, thường sẽ có 2 nhân (đôi khi có những hạt đột biến 1 nhân, 3 nhân)

Kết

Nhờ cây cà phê, chúng ta mới có thể thưởng thức được những tách cà phê ngon mỗi ngày. Hiểu biết về cây cà phê và cấu trúc của chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, chế biến, cũng như giai đoạn rang. Và chắc chắn rằng có nhiều điều thú vị về chúng cần được khám phá. Hãy cùng theo dõi và chờ đón những nội dung khác về cà phê từ Caphe8 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *