CÙNG XÊ DỊCH XEM CÁC LOẠI CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI CÓ GÌ?

các loại cà phê

Có một “vành đai cà phê” trên thế giới chuyên trồng và xuất khẩu cà phê. Điều đặc biệt, mỗi khu vực khác nhau sẽ có các giống cà phê cũng như chất lượng, hương vị riêng biệt đặc trưng cho mỗi vùng. Cùng Caphe8 xê dịch một chút khám phá các loại cà phê trên thế giới nào!

Tổng quan về các loại cà phê trên thế giới

Cà phê được trồng rất nhiều trên thế giới. Có một điều thú vị là chúng được trồng ở các nước nhiệt đới dọc theo đường xích đạo. Người ta ví vùng đặc biệt ấy là Vành đai cà phê. Các quốc gia nằm trong vành đai cà phê có khí hậu nhiệt đới, kèm theo đất bazan màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi để chăm sóc cà phê phát triển.

Hạt cà phê thơm ngon nhất có nguồn gốc từ nơi có khí hậu nóng ẩm, địa hình cao từ 1500 – 1600m trên mực nước biển. Chúng tạo điều kiện cho các chất hóa học trong hạt cà phê được “trỗi dậy”, làm nổi bật lên hương vị thơm ngon. Với mỗi quốc gia, mỗi vùng đất khác nhau; cà phê sẽ có những mùi vị đặc trưng ở nơi đó. Đến mức cà phê của các nơi khác cũng chưa chắc có được hương vị trời ban như vậy.

Kết hợp với điều kiện tự nhiên có sẵn, cà phê cũng cần phải thông qua bàn tay của người nông dân, thợ rang… qua rất nhiều khâu, nhiều công đoạn mới thực sự được hoàn thiện hương vị. Nhờ những hương vị đó, cà phê đã tạo dấu ấn riêng cho từng quốc gia mỗi khi thưởng thức.

1.Cà phê Chồn – Kopi Luwak

Kopi Luwak được coi là một trong những loại cà phê mắc nhất thế giới; được xếp vào hàng “cực phẩm”. Chúng xuất hiện khoảng đầu thế kỉ XVIII, những người Hà Lan đã đem cây cà phê du nhập vào các nước thuộc địa bao gồm đảo Java, Sumatra, Sulawesi của Indonesia. Trong nhiều thập kỷ, Kopi Luwak được coi là đặc sản của Indonesia; chỉ thu lượm từ cầy hoang dã. Lũ cầy sẽ tự do kiếm ăn trong vường cà phê và nông dân đi tìm phân của chúng.

Cà phê chồn kopi luwak
Quy trình tạo ra cà phê Chồn không hề dễ dàng

Kopi theo tiếng Indonesia nghĩa là cà phê, Luwak là một vùng thuộc hòn đảo Java của Indonesia. Luwak còn là tên của một loại chồn cư trú nơi đây. Vì thế nên Kopi Luwak dùng để chỉ một loại hạt do chồn ăn quả cà phê rồi thải ra. Chồn chỉ cư trú rải rác vài nơi trên thế giới nên các nước sản xuất cà phê chồn cũng không nhiều, bao gồm: Indonesia, Việt Nam, Ethiopia…

Quy trình tạo loại cà phê này không dễ dàng

Chính quy trình tạo ra hạt cà phê đã làm cho Kopi Luwak trở nên có giá trị như vậy. Thức ăn của chồn là quả cà phê, nhưng phải là những quả chín đỏ thì mới thải ra những hạt cà phê chồn chất lượng được. Khi đã ăn quả, dạ dày của chồn sẽ lên men hạt cà phê trong 24h; bọc nguyên vẹn trong vỏ trấu và thải ra ngoài cùng với phân của chồn.

Người dân sẽ thu lượm phân của chồn, mang đi làm sạch rồi mới bắt đầu quá trình sơ chế. Hương vị của cà phê Kopi Luwak được đánh giá là có phần đặc biệt; ngọt ngào như siro, hương vị đậm đà thoang thoảng caramel và chocolate. Đặc biệt, Kopi Luwak có một hương vị nặng mùi đất – đặc trưng của loại cà phê này.

Cho tới hiện tại, Kopi Luwak không còn là cà phê được khai thác từ chồn hoang nữa. Phần lớn là vì lũ chồn đã bị bắt nhốt trên các đồn điền cà phê, bị ép ăn và thải phân liên tục. Chính vì vậy mà chất lượng của cà phê chồn cũng không còn được như trước kia. Hi vọng trong thời gian tới, con người sẽ không vì lợi nhuận mà “bào” loài chồn. Cũng như cà phê Kopi Luwak sẽ sớm lấy lại được ngôi vị vốn có của nó.

2.Cà phê Blue Mountain – Jamaica

Blue Mountain là một trong những loại cà phê arabica được yêu thích được trồng ở vùng Blue Mountains của Jamaica. Khu vực này được cho là nơi hội tụ những điều kiện lý tưởng để trồng các loại cà phê: khí hậu dễ chịu; lượng mưa lớn; độ cao so với mặt nước biển hơn 2000m. Đây cũng được cho là nơi trồng cà phê cao nhất thế giới.

Cà phê Blue Mountain
Chất lượng cà phê Blue Mountain được kiểm soát rất nghiêm ngặt

Loại cà phê này không thích hợp với các điều kiện khí hậu khác cho nên chỉ duy nhất Jamaica cùng với Hawaii mới có thể chiều lòng được. Đặc biệt, Blue Mountain đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cà phê của Jamaica. Vì vậy nên họ luôn cố gắng đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.

Vì sao Blue Mountain là một loại cà phê có giá ngất trời như vậy?

Có nhiều lý do khiến cho cà phê Blue Mountain lại đắt đỏ như vậy. Ở độ cao trên 2000m, vùng với khí hậu sương mù quanh năm nên thời gian chín của cà phê cũng kéo dài hơn, thường gấp đôi thời gian so với các loại cà phê khác. Đặc biệt với độ cao này, lại là địa hình đồi núi, công sức gieo trồng và chăm bón sẽ vất vả hơn bình thường. Nông dân sẽ phải đi bộ lên núi; thu hoạch quả chín bằng tay cho tới khi hái hết toàn bộ cà phê chín trên vùng đất của họ. Quy trình đảm bảo chất lượng Blue Mountain được áp đặt từ gieo trồng; thu hoạch; phân loại và sơ chế để đảm bảo loại cà phê này duy trì uy tín trên thế giới.

Hầu hết cà phê Blue Moutain được chế biến ướt thế nên có hương vị cực thơm, nhẹ dịu, ngọt thanh. Nhật Bản là quốc gia rất ưa chuộng Blue Mountain và đứng top đầu quốc gia nhập khẩu loại cà phê này. Ở Việt Nam, Blue Mountain còn được biết với tên gọi khác là cà phê Culi.

3.Cà phê Bourbon – Réunion, Pháp

Nguồn gốc cà phê Bourbon có từ vùng Tây Nam Ethiopia, sau đó được mang đến cảng Yemen trong khoảng thế kỷ 16. Đến năm 1700, một nhà truyền giáo người Pháp đem Bourbon từ Yemen đến đảo Bourbon. Tên gọi loại cà phê này cũng lấy từ tên hòn đảo, hiện nay tên đảo là Réunion.

Cà phê Bourbon
Màu sắc khi chín của loại cà phê Bourbon cũng khác biệt

Ở độ cao 1000 – 2000m so với mực nước biển, Bourbon sẽ sinh trưởng một cách tốt nhất. Thế nhưng loại cà phê này cũng thường dễ bị bệnh và sâu bệnh. Trái cà phê Bourbon khi chín cũng có nhiều màu sắc khác nhau; bao gồm đỏ, hồng, vàng và cam trong khi hầu hết các quả cà phê có màu đỏ.

Vị ngọt của Bourbon đã tạo nên đẳng cấp loại cà phê này. Cà phê Bourbon có vị ngọt thanh, hương thơm quyến rũ, phức tạp và tinh tế với độ axit cao. Từng có một thời, cà phê này được coi là thước đo về chất lượng khi mang loại cà phê khác ra so sánh.

4.Typica Ethiopia

Cà phê Typica là ông tổ của các giống Arabica nổi tiếng; là loại cà phê đầu tiên được tìm ra bởi người Ethiopia. Giống cà phê này có nguồn gốc lâu đời, từng được xem là tiêu chuẩn vàng cho mọi thước đo chất lượng của cà phê.

Quả cà phê Typica thường có màu đỏ và cho tách cà phê với mùi hương vô cùng phong phú. Vô vàn hương vị từ bánh nướng, chocolate đến hương hoa quả. Vị ngọt nhẹ và chua thanh đọng lại cuối vòm họng sẽ thấy rõ rệt. Tuy nhiên sản lượng của Typica không cao bằng những giống khác nên giá thành của nó khá đắt.

Ethiopia coffee
Ethiopia là cái nôi của những loại cà phê khác nhau

Người ta ví cà phê Typica là hoàng hậu trong vương quốc các loại cà phê. Vì cách trồng và chăm sóc giống cây này cần phải có điều kiện tự nhiên phù hợp. Hiện nay, năng suất Typica đã thấp và rất nhạy cảm với các bệnh cà phê như gỉ sắt; Berry; bệnh tuyến trùng.

Đến năm 1875, người Pháp đã mang Typica đến Đà Lạt để canh tác. Thời kỳ ấy, giống cà phê này có giá rất cao, chỉ có tầng lớp quý tộc thượng lưu mới có cơ hội thưởng thức. Thế nhưng sau này, năng suất Typica đã bắt đầu giảm, đã bị thay thế bằng những giống cà phê khác, chính thức bị “soán ngôi”. Người ta chỉ còn biết đến Typica với cái tên “Moka Cầu Đất”.

5.Geisha Ethiopia

Geisha được cho là loại cà phê đắt nhất thế giới. Nó được phát hiện đầu tiên bởi Lãnh sự quán nước Anh Richard Whalley vào những năm 1936. Lúc đó giống cây này mọc hoang trong rừng Gori Geisha và một làng nhỏ xung quanh tên Geisha thuộc Ethiopia.

Geisha được đấu giá cạnh tranh hàng năm với những mức giá không tưởng. Lý do Geisha trở nên đắt giá như vậy là vì Geisha chăm sóc rất phức tạp. Loại cà phê này vô cùng kén chọn đất trồng. Phải là vùng đất rộng và gần núi lửa với những khoáng chất đặc biệt đã tích tụ trong lòng đất qua quá trình dung nham phun trào. Điều kiện thời tiết cũng góp phần làm tăng hương vị và tăng khả năng phòng chống dịch của cây. Đặc biệt, giống cây Geisha có cành rất giòn, dễ dịch bệnh… nên số lượng đạt chuẩn rất ít.

Cà phê Geisha
Geisha đang là phê mắc nhất thế giới

Hương vị của Geisha đúng kiểu khiến người ta thỏa mãn vị giác. Hương hoa phong phú như dâm bụt, hoa nhài, nốt hương ngọt ngào sau đó là nhưng hương thoảng qua như trái cây họ cam quýt. Đến khi tách cà phê nguội, sẽ có hương vị của khu vườn trái cây nhiệt đới đầy ngọt ngào và mượt mà. Hậu vị để lại cũng kéo dài khiến người thưởng thức phải vươn vấn.

Kết

Mỗi loại cà phê đều có những điều thú vị đáng để mọi người thử trải nghiệm. Những hương vị quý giá, đầy giá trị và chất lượng cao của cà phê đã góp phần dánh giá vị trị của nó. Bạn đã từng được trải nghiệm loại cà phê nào Caphe8 đã cập nhập chưa? Hãy tự mình khám phá và cảm nhận bạn nhé!

Xem thêm: 5 loại cà phê mắc nhất thế giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *