ĐAM MÊ NGHỀ BẾP – LÀM SAO ĐỂ DUY TRÌ NGỌN LỬA NÀY?

đam mê đầu bếp

Có người từng ví “nấu ăn là một nghệ thuật, người đầu bếp là nghệ sĩ”. Những món ăn bày ra được đầu bếp thổi hồn ngập tràn hương vị. Muốn làm được điều này, đòi hỏi người làm nghề bếp phải tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, nâng cấp bản thân và chắc chắn phải chịu được áp lực. Chỉ có sự đam mê mới giúp cho đầu bếp cố gắng kiên trì từng ngày. Làm sao để cho ngọn lửa đam mê nghề bếp ấy không bao giờ dập tắt?

Phải làm gì để đam mê nghề bếp mãi vẫn “rực cháy”?

1.Không ngừng tiếp thu, không ngừng học hỏi

Kiến thức là vô vàn, việc nạp kiến thức không bao giờ là đủ. Đặc biệt, ẩm thực vô cùng phong phú và luôn có xu hướng thay đổi theo nhu cầu của khách hàng. Khi đã dấn thân vào nghề bếp, tức là bạn sẽ không thể dậm chất tại chỗ. Bây giờ, một đầu bếp đã không còn chỉ là bám với khu bếp cắt cắt gọt gọt; nấu nấu nướng nướng. Đôi chân của bạn có thể bước ra ngoài thế giới kia, bàn tay có thể chạm đến nhiều món ăn mới lạ, hương vị ẩm thực sẽ chạm vào vị giác, khứu giác… của bạn để khuấy động thêm đam mê nghề bếp.

Gordon James Ramsay đam mê nghề bếp
Gordon James Ramsay – Người đầu bếp “xê dịch” để khám phá và học hỏi ẩm thực thế giới

Bạn hãy đầu tư để trải nghiệm, khám phá những điều thú vị của thế giới ẩm thực. Càng đi nhiều, càng khám phá nhiều món ăn trên thế giới, bạn sẽ tích lũy được những kiến thức một cách mới mẻ đầy hiệu quả. Để đánh giá một đầu bếp giỏi, kỹ năng nghề nghiệp sẽ là điều quan trọng đầu tiên. Hãy rèn cho mình trở nên chuyên nghiệp trong mắt mọi người để nâng cao bản thân cũng như làm ra những món ăn tuyệt nhất. Sự hài lòng của vị khách khi thưởng thức món ngon sẽ là niềm hạnh phúc dành cho mỗi đầu bếp. Và chắc chắn điều này sẽ là động lực xua tan mọi khó khăn và cố gắng phát triển bản thân hơn.

2.Kỹ năng cảm quan hương vị

Liệu bạn có đang nghĩ mọi giác quan của mình là bẩm sinh và nó không thể thay đổi hay phát triển thêm? Thực sự thì chúng đều có thể nâng cấp tốt hơn bằng việc tập luyện thường xuyên. Đối với những người làm việc thường xuyên với mùi hương và hương vị như đầu bếp, barista, bartender… thì giác quan của họ phải nhạy bén hơn người bình thường.

thử nếm của đầu bếp
Kỹ năng cảm quan hương vị là bài học đầu tiên đầu bếp phải học được

Đầu bếp sẽ được đánh giá cao nếu mùi vị của món ăn họ tạo ra vừa lòng vị khách. Một hương thơm thoảng ra từ món ăn sẽ kích thích mong muốn tận hưởng. Một vẻ đẹp bên ngoài được trang trí bắt mắt đầy sáng tạo sẽ hấp dẫn người nhìn. Sự hòa quyện tổng hợp giữa sắc và hương trong món ăn sẽ là điểm thu hút tạo ấn tượng nhất. Chính đam mê nghề bếp sẽ giúp bạn luyện tập cảm quan hương vị tốt hơn.

3.Cho đi rồi chẳng mong nhận lại

Cái tâm, cái tầm, cái đức phải luôn gắn liền với đam mê nghề bếp. Tâm để đam mê nghề bếp không bị sai lệch. Chế biến làm sao cho vệ sinh, hiểu biết rõ để kết hợp món ăn phù hợp… Bởi sức khỏe của người thưởng thức phải được đặt lên hàng đầu. Cái tâm còn là luôn mang lại sự trọn vẹn cho món ăn từ việc nấu ăn; sáng tạo; trang phí; phục vụ và làm hài lòng khách hàng. Tâm chính là yếu tố để so sánh giữa một đầu bếp chuyên nghiệp và một đầu bếp bình thường.

Chef Nguyễn Quốc Nghị với đam mê nghề bếp
Chef Nguyễn Quốc Nghị (Leo Nguyễn)

Cái tầm là sự kết hợp giữa tâm và tài năng. Chi khi đầu bếp cho tâm với nghề và có tài nghệ nấu nướng giỏi thì mới trở thành người có tầm trong ngành bếp. Họ biết xác định được hướng đi lâu dài của mình, đam mê nghề bếp đến đâu để nâng cấp. Trong công việc, họ nỗ lực hết sức, làm việc tử tế. Người ta thường nói có tâm ắt có tầm. Khi có tầm ảnh hưởng, thì bạn sẽ nhận lại được sự kính nể và quý trọng từ mọi người. Điều đó cho thấy, hướng đi của bạn là đúng đắn; mọi sự cố gắng của bạn đều gặt hái được quả ngọt.

“Có tài mà không có đức là người vô dụng”

Đầu bếp có đức là người luôn sống thực với mình và hành động đúng với lương tâm của bản thân. Trong môi trường làm việc, để có thể thăng tiến đương nhiên cần phải nỗ lực tập luyện là thể hiện cho mọi người thấy khả năng của mình. Nhưng dù có cạnh tranh thế nào, cũng cần phải công bằng. Dùng tài dùng trí để cạnh tranh chứ không phải dùng thủ đoạn. Đầu bếp có đức còn là người sẵn sàng hi sinh thời gian của bản thân cho công việc. Đó là điều mà họ phải chấp nhận khi lựa chọn và đam mê nghề bếp. Đặt sự hài lòng của khách làm trọng tâm để đảm bảo chất lượng của món ăn.

4.Đừng đặt mình trở thành cái rốn của vũ trụ sẽ ảnh hưởng đến đam mê nghề bếp

Tự tin là tố chất để thể hiện năng lực bản thân tốt hơn. Đầu bếp nào cũng mong muốn mình trở thành một đầu bếp giỏi, có tiếng. Nhưng khi trở nên nổi tiếng rồi, đừng để cao bản thân quá đà, nó sẽ khiến cho sự sáng tạo bị ảnh hưởng và không còn chất lượng. Khi quá coi trọng bản thân, đầu bếp sẽ không còn lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp và khách hàng nữa. Cái đam mê nghề bếp của họ bị ảnh hưởng, chất lượng và tay nghề lụt dần và không kịp chạy theo thị trường.

Kết

Đầu bếp khi cống hiến hết mình cho công việc sẽ tìm thấy được niềm vui. Theo đuổi đam mê nghề bếp sẽ giúp họ sáng tạo hơn và có động lực làm việc. Công việc này không hề dễ dàng, cũng chẳng nhẹ nhàng. Vì vậy phải thực sự yêu nghề mới có thể “nuôi” đam mê cho nó được. Hãy cố gắng từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút để mọi công sức mình bỏ ra có giá trị, đầu bếp nhé!

Xem thêm: Đầu bếp – muôn đời “làm dâu trăm họ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *