TỪ SỐ 0 TỚI ÔNG VUA CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ

Trước khi trở thành một ông vua cà phê Việt Nam với khối tài sản khổng lồ. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã từng trải qua vô vàn khó khăn. Từ một bàn tay trắng ngay đầu lúc khởi nghiệp cho đến những thành công rực rỡ như ngày hôm nay là một chặng đường dài. 

Đặng Lê Nguyên Vũ nung nấu ý tưởng 

Từ nhỏ, ông Nguyên Vũ sống trong gia cảnh nghèo khó, mẹ phải lo lắng mọi công việc trong nhà. Ông phụ giúp mẹ và kiếm tiền cho gia đình, đi làm thêm từ rất sớm, bắt đầu từ những công việc nhỏ như bẻ ngô, chăn lợn… 

Cho đến khi nhập học Khoa Y – Đại học Tây Nguyên với ước mơ trở thành bác sĩ. Ông vừa phải đi làm vừa phải làm thêm để trang trải học phí và cuộc sống. Cho đến năm 3 đại học, ông Nguyên Vũ nhận ra mình không thực sự yêu thích ngành Y. Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định bỏ học. Với số tiền 100.000đ, ông vào TP.HCM để tìm kiếm con đường làm giàu. Thế nhưng người chú đã bắt ông quay lại quê với câu nói: “Học cho xong đi đã”. 

Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường, tuy nhiên, vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh.

Xuất phát từ con số 0, những gì Đặng Lê Nguyên Vũ làm được trong hiện tại đã chứng tỏ tài năng của ông

Bước đầu kinh doanh và những thành công

Ai cũng gọi ông là “thằng điên hạng nặng” khi trình bày suy nghĩ với bạn bè. Cả trường chỉ có ba người chịu nói chuyện với Đặng Lê Nguyên Vũ. Họ trở thành cộng sự trên con đường thành công sau này, cùng bắt tay xây dựng để chế cà phê Trung Nguyên lẫy lừng.

Trên chiếc xe đạp cà tàng, đến từng đại lý thu mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp, những ý tưởng lớn dần theo vòng quay bánh xe. Nung nấu trong đầu chàng trai Tây Nguyên này là câu hỏi:

Tại sao Việt Nam, mà đặc biệt là Buôn Ma Thuột – nơi có hạt cà phê loại ngon, xuất khẩu số lượng vào top đầu thế giới. Nhưng giá trị thu về vẫn thấp, nông dân bà con vẫn nghèo?

Suy nghĩ làm thay đổi sự nghiệp của ông đó là chỉ có chế biến mới tạo nên giá trị. Hiện nay nó không có gì mới mẻ đặc sắc, nhưng cách đây mấy chục năm trước, nó bị coi là điên rồ. 

“Dám nghĩ dám làm”

Cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ đặt tên cho doanh nghiệp của mình rất khác, nghe khá “nông”. Đó là: Hãng cà phê Trung Nguyên. Trong giới kinh doanh, “hãng” là một cơ sở to, chứ không thể là một căn nhỏ ọp ẹp. Cùng với đó là chiếc máy rang xay cà phê cũ kỹ và công suất thấp như của ông chủ Hãng cà phê Trung Nguyên khi đó.

Cà phê Trung Nguyên một thời làm mưa làm gió trên thị trường cà phê Việt Nam, chính thức đánh dấu tên tuổi của Đặng Lê Nguyên Vũ

Trái với những lời bàn tán khi Trung Nguyên ra đời. Không lâu sau đó, thương hiệu này đã vượt ra khỏi ranh giới DakLak. Trung Nguyên phủ khắp các ngõ ngách các thành phố lớn. Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra cách thức để khách hàng trở thành người sành điệu về cà phê. Tự tạo hình ảnh cá nhân qua sự lựa chọn khác nhau trong từng hương vị cà phê. 

Thậm chí người ta đã gọi tất các loại cà phê ngon là cà phê Trung Nguyên như một chỉ dẫn cho thị trường cà phê Việt Nam. 

Sự thành công đầy tự hào

Năm 2003, sản phẩm G7 ra đời. Sản phẩm chính thức đánh dấu sự phát triển mới của Trung Nguyên trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi vượt qua Vinacafe và Nestlé về thị phần. 

Sự xuất hiện của G7 đã đánh bật được nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam lúc bấy giờ

Thành công nối tiếp thành công. Trung Nguyên cho xây dựng hàng loạt nhà máy cà phê. Đặc biệt, nhà máy ở Bình Dương lớn nhất Việt Nam, nhà máy ở Bắc Giang lớn nhất châu Á. Danh mục sản phẩm cà phê của Trung Nguyên cứ dài mãi. Từ cà phê chồn, cà phê rang xay, cà phê nguyên chất đến cà phê tươi, cà phê hoà tan… 

Với ước mong vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Năm 2008, Trung Nguyên đã thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục tiêu phát triển thị trường này thành một cứ điểm để mở rộng ra khối Asean và toàn cầu. Tính đến nay, cà phê Trung Nguyên đã có mặt tại 60 quốc gia.

Tháng 02/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller.

Cho dù đời tư xung quanh Đặng Lê Nguyên Vũ phức tạp và được truyền thông lao vào mổ xẻ. Nhưng vẫn không thể phủ nhận khả năng tư duy, suy nghĩ logic và chiếc lược cùng cái tâm ông đặt vào sự nghiệp của mình. Với ước mong mang cà phê Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới. Kèm theo “đánh bại Starbucks”, hành trình đưa cà phê Việt vươn tầm cao mới của ông vẫn tiếp tục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *